Thiết bị đo mô đun đàn hồi khí nén mẫu trụ
Thiết bị đo mô đun đàn hồi khí nén mẫu trụ dùng để xác định biến dạng mođun đàn hồi khí nén theo chiều dọc và chiều ngang của mẫu trụ.
Model: TM-2
Xuất xứ: Trung Quốc
Tiêu chuẩn: TCVN 5276 : 1993.
Thiết bị đo mô đun đàn hồi khí nén mẫu trụ là thiết bị sử dung trong thí nghiệm xác định mô đun đàn hồi khi nén tĩnh của bê tông theo TCVN 5276 : 1993.
Bộ gồm:
- Bộ gá chính: Khung vứng chắc có gắn 6 vít định vị để định vị vào mẫu thử
- Đồng hồ so: 2 chiếc đồng hồ so 1 x 0,001mm
- Hộp đựng
-------------------------------
Liên hệ:
Mr Hải: Mr Toàn: 0977075321
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5276 : 1993
BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ LĂNG TRỤ VÀ MÔ ĐUN ĐÀN HỒI KHI NÉN TĨNH
Heavyweight concrete - Method for determination of cylindrical compresive strength and static modulus of elasticity
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử cường độ lăng trụ, mô đun đàn hồi khi nén tĩnh của bê tông nặng.
1. Thiết bị thử
Máy nén;
Biến dạng kế;
Thước lá kim loại.
1.1. Máy nén : Sử dụng các loại máy nén thuỷ lực dùng để xác định cường độ chịu nén của bê tông theo TCVN 3118 : 1993.
1.2. Biến dạng kế : Sử dụng biến dạng kế đòn bẩy hoặc các loại đồng hồ đo biến dạng lắp trên khung gá vào mẫu (hình l) . Các dụng cụ đo biến dạng phải đảm bảo độ chính xác của các số đo biến dạng tương đối tới ±5 x 10-6.
2. Chuẩn bị mẫu thử
2.1. Chuẩn bị 6 viên mẫu lăng trụ 3 viên dùng để thử cường độ, 3 viên dùng để thử môđun đàn hồi. Khi cắt bê tông từ kết cấu để tạo mẫu, nếu không có đủ 3 viên cho mỗi chỉ tiêu thì được phép sử dụng 2 viên để thử từng chỉ tiêu.
2.2. Việc lấy mẫu hỗn hợp bê tông, đúc, bảo dưỡng, khoan cắt mẫu bê tông và chọn kích thước viên để thử cường độ lăng trụ và môđun đàn hồi được tiến hành theo TCVN 3105 : 1993.
2.3. Kết cấu sản phẩm yêu cầu thử mẫu ở trạng thái nào thì mẫu được chuẩn bị để thử đúng ở trạng thái đó. Cách đưa mẫu về các trạng thái khác nhau được tiến hành làm theo TCVN 3115 : 1993.
2.4. Trên 4 mặt đứng của từng viên mẫu kẻ 4 đường trung bình song song với trục dọc của viên để đạt khoảng cách đo biến dạng. Khoảng cách đo được đặt cách đều hai đáy viên mẫu. Khoảng cách đo được chọn với kích thước tối thiểu : lớn hơn 2,5 lần đường kính cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu nhưng không nhỏ hơn 100mm và 50mm khi dùng các thiết bị đo biến dạng tương ứng là khung lắp đồng hồ và biến dạng kế đòn bẩy và tối đa : không lớn hơn 2/3 chiều cao viên mẫu.
2.5. Dựa vào các đường kẻ đã vạch, gá dụng cụ đo biến dạng lên 4 mặt của viên mẫu.
3. Tiến hành thử
3.1. Chọn các thang lực thích hợp của máy để khi nén giá trị tải lớn nhất dự kiến sẽ sử dụng nằm trong khoảng 20 - 80% tải trọng tối đa của thang lực.
3.2. Xác định cường độ lăng trụ (RLT)
Dùng 3 viên mẫu. Đo kích thước thiết diện chịu nén và gia tải phá hoại từng viên mẫu như thử cường độ chịu nén của bêtông ghi trong TCVN 3118 : 1993.
3.3. Xác định Môđun đàn hồi (E0)
3.3.1. Đặt từng viên vào mẫu chính tâm thớt dưới của máy nén. Đặt tải tạo ứng xuất ban đầu bằng khoảng 0,5daN/cm2 lên mẫu. Ghi lại giá trị đồng hồ đo ở cả 4 mặt đứng của viên mẫu.
3.3.2. Tăng tải lên mầu với tốc độ 6 ± 4daN/cm2 trong một giây cho tới khi đạt ứng suất thử bằng khoảng 1/3 giá trị cường độ lăng trụ xác định ở điều
3.2. Giữ tải ở ứng xuất này 60 giây và đọc giá trị đồng hồ đo ở cả 4 mặt trong khoảng 30 giây nữa.
3.3.3. Tính biến dạng tương đối ở từng mặt bằng hiệu sồ 2 lần đọc đồng hồ gắn trên mặt đó chia cho khoảng cách, rồi tính giá trị biến dạng trung bình của 4 mặt.
a. Nếu biến dạng ở các mặt đều không lệch quá 20% so với biến dạng trung bình thì hạ tải về mức ứng suất ban đầu (0) với tốc độ tương đương như khi nâng tải và sau đó tiến hành thêm 2 chu kỳ nâng và hạ tải tương tự như điều 3.3.2. ở lần nâng tải cuối cùng, sau khi nâng tải tới ứng suất thử (1) lưu tải 60 giây thì đọc 4 giá trị đồng hồ ở 4 mặt trong thời gian khoảng 30 giây và coi đây là giá trị chính thức dùng trong tính toán.
b. Nếu biến dạng ở một mặt bất kỳ lệch quá 20% so với biến dạng trung bình thì hạ tải về mức 0, đặt lại viên mẫu lệch về phía đồng hồ chì biến dạng nhỏ rồi lặp lại quá trình thử như điều 3.3.2 cho tới khi đạt được mức chênh biến dạng giữa các mặt nằm dưới mức cho phép. Sau đó tiến hành lấy số đo như mục (a).
3.3.4. Kết thúc đo mô đun đàn hồi, nâng tải phá hoại mẫu. Ghi vào biên bản thí nghiệm nếu cường độ lăng trụ thử trên các viên mẫu này lệch quá 20% so với cường độ lăng trụ đã thí nghiệm ở điều 3.2.
4. Tính kết quả
4.1. Cường độ lăng trụ (RLT) của từng viên mẫu bê tông được tính bằng daN/cm2, theo công thức :
Trong đó :
P - Tải trọng phá hoại, (daN);
F - Diện tích tiết diện chịu nén, (cm2) .
4.2. Cường độ lăng trụ của bê tông được xác định từ các giá trị cường độ của các viên trong tổ mẫu theo điều 4.3 của TCVN 3118 : 1993.
4.3. Mô đun đàn hồi khi nén tĩnh (E0) của từng viên mẫu được tính bằng daN/cm2 theo công thức :
Trong đó :
δ1 - ứng suất thử (ở giá trị khoảng 1/3 cường độ lăng trụ), ;
δ2- ứng suất ban đầu (0,5daN/cm2), (daN/cm2) ;
ε0 - ε1 - Chênh lệch biến dạng tương đối của bê tông ở mức ứng suất thử so với mức ứng suất ban đầu.
Môđun đàn hồi khi nén tĩnh của bê tông được tính từ các giá trị của các viên trong tổ theo điều 4.3 của TCVN 3118 : 1993.